Trang chủ - Tin tức

Phần mềm quản trị doanh nghiệp ERP ở Việt Nam hiện nay

Đi từ khái niệm đến chức năng và thực trạng của việc quản lý doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Hơn thế, bài viết dưới đây sẽ đưa ra gợi ý hay về việc sử dụng phần mềm quản trị doanh nghiệp ERP.

1. Khái niệm quản trị doanh nghiệp là gì?

Để hiểu rõ khái niệm quản trị doanh nghiệp là gì, chúng ta cùng bóc tách để đi tìm hiểu những khái niệm nhỏ hơn.

  • Khái niệm quản trị: Là tổng hợp các hoạt động được thực hiện nhằm đảm bảo sự hoàn thành công việc thông qua nỗ lực (sự thực hiện) của người khác.
  • Doanh nghiệp là: tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân, có con dấu, có tài sản, có quyền và nghĩa vụ dân sự hoạt động kinh tế theo chế độ hạch toán độc lập, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh tế trong phạm vi vốn đầu tư do doanh nghiệp quản lý và chịu sự quản lý của nhà nước bằng các loại luật và chính sách thực thi.

Từ 2 khái niệm trên chúng ta có thể rút ra khái niệm quản trị doanh nghiệp là gì?

Quản trị doanh nghiệp là: những cơ chế, quy định thông qua đó công ty được điều hành và kiểm soát. Cơ cấu quản trị doanh nghiệp xác định quyền hạn và trách nhiệm giữa những thành viên khác nhau trong công ty, bao gồm các Cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban điều hành, Ban kiểm soát và những người liên quan khác của công ty.

2. Quản trị doanh nghiệp có bao nhiêu chức năng

Quản trị doanh nghiệp có chức năng có vô cùng quan trọng trong doanh nghiệp. Hiểu rõ được những chức năng này để phát huy tối đa giúp việc quản trị doanh nghiệp được hiệu quả hơn. Những chức năng chính của quản trị doanh nghiệp bao gồm:

2.1. Chức năng hoạch định

Là việc xác định các mục tiêu và mục đích mà tổ chức phải hoàn thành trong tương lai và quyết định về cách thức để đạt được những mục tiêu đó. Hoạch định gồm ba giai đoạn: thiết lập các mục tiêu cho tổ chức (Mức tăng lợi nhuận, thị phần, hoặc tăng doanh thu...) sắp xếp các nguồn lực của tổ chức để đạt mục tiêu và quyết định về những hoạt động của tổ chức.

2.2. Chức năng tổ chức

Là quá trình tạo ra cơ cấu mối quan hệ giữa các thành viên (các bộ phận trong tổ chức).

Thông qua đó cho phép họ thực hiện các kế hoạch và hoàn thành các mục tiêu chung của tổ chức.

2.3. Chức năng thúc đẩy động viên

Đây là chức năng thúc đẩy, động viên nhân viên theo đuổi những mục tiêu đã lựa chọn bằng chỉ thị, mệnh lệnh và thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần. Các nhà quản trị thực hiện các chức năng chỉ huy để thúc đẩy, động viên nhân viên hoàn thành các mục tiêu đã đề ra.

2.4. Chức năng kiểm tra, kiểm soát

Là quá trình giám sát chủ động đối với công việc của một tổ chức, so sánh với tiêu chuẩn đề ra và điều chỉnh khi cần thiết. Quá trình kiểm soát là quá trình tự điều chỉnh liên tục và thường diễn ra theo chu kỳ.

Vậy, rất đơn giản để trả lời cho câu hỏi: “Quản trị doanh nghiệp có bao nhiêu chức năng”. Cần lưu ý rằng: các chức năng này có quan hệ qua lại mật thiết với nhau, được thực hiện theo một trình tự nhất định. Quá trình quản trị phải thực hiện đồng bộ các chức năng nói trên thì mới đạt được hiệu quả như mong muốn.

https://www.bravo.com.vn/Uploads/_images/Online/SEO/xuyen_P6.jpeg

 

3. Thực trạng quản trị doanh nghiệp Việt Nam hiện nay

Hiện nay, việc quản trị doanh nghiệp còn nhiều điểm chưa tốt, một số thực trạng quản trị doanh nghiệp của Việt Nam là:

3.1. Chưa có Chiến lược: Điều này thể hiện rõ nhất ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

3.2. Thiếu kỹ năng quản trị: Bệnh này thể hiện ở hoạt động dẫn dắt và hoạt động kiểm tra của lãnh đạo doanh nghiệp “có vấn đề”. Khi lãnh đạo doanh nghiệp giao việc cho cấp dưới thường giao một chiều, không hướng dẫn công việc, không động viên nhân viên, thiếu sự đồng cảm chia sẻ với nhân viên, không giải quyết tốt những mâu thuẫn giữa người cũ và người mới trong doanh nghiệp.

3.3. Thiếu kiến thức về Kế toán - Tài chính: Trong hoạt động kế toán - tài chính, nhiều doanh nghiệp không có số liệu thống kê liên tục qua các năm nên không thể hoạch định được kế hoạch sản xuất kinh doanh. Việc đối chiếu sổ sách, chứng từ, hoá đơn làm không đến nơi đến chốn, bộ phận kế toán tài chính không thường xuyên rà soát, phân tích và đề xuất những sáng kiến làm lành mạnh tình hình tài chính của doanh nghiệp.

3.4. Vấn đề về nhân sự: Nhiều doanh nghiệp chưa có 1 chiến lược về tuyển dụng và giữ chân nhân tài tốt

3.5. Chưa quan tâm đến Marketing: Sai lầm của rất nhiều doanh nghiệp là chưa quan tâm đến chiến lược marketing.

3.6. Tâm lý sợ thay đổi: Đáng nói là nhiều doanh nghiệp chậm và sợ thay đổi trước thời cuộc.

4. Phần mềm quản trị doanh nghiệp ERP

Giải pháp quản trị tổng thể doanh nghiệp ERP sẽ giúp doanh nghiệp quản trị các quy trình kinh doanh, chia sẻ thông tin giữa các phòng ban chức năng, giữa các công đoạn trong toàn bộ quy trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ dẫn đến những cải tiến vược bật trong hoạt động kinh doanh như gia tăng hiệu suất công việc, giảm chi phí (thời gian, nhân lực, vật lực), tăng doanh thu...

 

centeronline

Tin tức mới

Liên hệ

Công ty CP Đào tạo Quản lý Trực tuyến OMT
Người đại diện: Bà Đậu Thúy Hà
Chức vụ: Giám Đốc
Số giấy chứng nhận ĐKKD: 0104361240 ngày cấp:07/01/2010, nơi cấp: Sở KHĐT Hà Nội
VP tại Hà Nội: Tòa nhà 791 Building, số 27-31, ngõ 59 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội
VP tại HCM: Số 41-43, đường D1, Khu dân cư Him Lam, Phường Tân Hưng, Quận 7, TP. Hồ Chí Minh
Email: centeronline@omt.vn

Đăng kí dùng thử

Quý trung tâm đăng ký dùng thử phần mềm quản lý CenterOnline

FaceBook FanPage