Trang chủ - Tin tức

Chia sẻ cách quản trị nhân sự trong từng giai đoạn 

Tùy thuộc vào quy mô và tính chất đặc thù của từng doanh nghiệp, nhà quản trị sẽ đưa ra những chiến lược phù hợp để có thể quản lý và kiểm soát tình hình một cách chặt chẽ nhất. Ví dụ nếu quy mô doanh nghiệp là 500 nhân viên thì không thể áp dụng cùng chiến lược quản trị như khi doanh nghiệp mới có 50 nhân viên.

“Cần chia ra quá trình phát triển một doanh nghiệp ra 4 giai đoạn, tương ứng với 4 chặng đường sống của con người. Trong từng giai đoạn sẽ có những lưu ý và cách giải quyết riêng biệt nhằm thúc đẩy doanh nghiệp phát triển thành công.” Đây là chia sẻ của Heather Doshay (Phó giám đốc nhân sự của Công ty Rainforest) trên Entrepreneur. 

Giai đoạn tuổi thơ khi quy mô doanh nghiệp 1-50 nhân viên

Tình trạng: Doanh nghiệp cần sở hữu nguồn năng lượng, ý tưởng vô hạn.
Người cần tuyển: Nhân viên có tính sáng tạo cao. 
Do họ sẽ thể kết nối nguồn năng lượng và cảm hứng như những đứa trẻ. 
Sẽ liên tục đưa ra những câu hỏi, đặc biệt sự sáng tạo vượt ra ngoài những khuôn mẫu, sẽ có những đột phá mà bạn không ngờ tới. Nhóm này sẽ chỉ tập trung hoàn toàn vào mục tiêu và họ sẽ thử nghiệm nhiều ý tưởng khác nhau.
Trong giai đoạn này, bạn cần nắm được bí quyết sau: 
Không nên gán cho những nhân sự nhóm nàyvới chức danh như “giám đốc hay quản lý, trưởng phòng... trong thời gian đầu, ngoại trừ trường hợp doanh nghiệp đảm bảo rằng nhân sự của doanh nghiệp luôn theo sát sao trong giai đoạn phát triển tiếp theo của từng nhân sự. 
Theo thời gian đánh giá năng lực, nếu nhân viên này quản lý được thì hãy thăng chức và vị trí cho họ. 

Giai đoạn thiếu niên (Quy mô doanh nghiệp 50-150 nhân viên)

Đây là lúc doanh nghiệp đang tìm kiếm cơ hội mở rộng thị trường hoặc cho ra sản phẩm mới. Thời điểm tổ chức đang dần trở thành một doanh nghiệp hoàn chỉnh và ổn định. Vì thế giám đốc nhân sự xây dựng những năng lực cốt lõi của doanh nghiệp.
Người cần tuyển: Người thực hiện - nhóm này cần nhanh chóng nắm được công việc và nhiệm vụ.
Bí quyết tuyển chọn được nhân sự nhóm này: Hãy chi trả cho những mối tuyển dụng uy tín để họ chọn lọc cho ứng viên xuất sắc phù hợp nhất với những vị trí mà bạn cần tuyển 

Giai đoạn thanh niên (Quy mô doanh nghiệp 150-500 nhân viên)
Đây là cột mốc quan trọng của bất kỳ doanh nghiệp nào. Bởi khi đó doanh nghiệp khó có thể trì hoãn việc ổn định chiến lược nhân sự, hay áp dụng nền văn hoá doanh nghiệp non trẻ như giai đoạn trước đó.
Trong giai đoạn này, giám đốc nhân sự cần tìm người tối ưu hóa được những sáng kiến của doanh nghiệp, khuyến khích những sáng kiến phát huy, chiến lược tăng lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ sụt giảm và những nhân sự ban đầu sẽ lần lượt ra đi.

Giai đoạn này, bạn cần tuyển người tối ưu hóa để đáp ứng yêu cầu công việc của doanh nghiệp. 

Họ là những nhân viên xem trọng quá trình xử lý dữ liệu. Họ sẽ cân nhắc mọi điều mà doanh nghiệp đã và đang xây dựng nhằm tìm cách để tối ưu hoá. Đây là những người có thể sẽ xung đột với nhân viên sáng tạo. Nếu nhân viên tối ưu hoá giữ chức vụ quản lý thì khả năng rất cao là nhân viên sáng tạo sẽ nghỉ việc ở giai đoạn này.

Bí quyết tuyển dụng: Nhân viên tối ưu hoá không cần thiết phải có bằng thạc sĩ hay hai năm kinh nghiệm làm việc ở các tập đoàn lớn. Để tuyển được nhân sự này, nên đầu tư vào một quy trình tuyển dụng chặt chẽ để tìm ra những phẩm chất cần thiết nơi ứng viên tiềm năng.

Giai đoạn trưởng thành (Quy mô hơn 500 nhân viên)
Tình trạng: Khi chuyển từ giai đoạn thanh niên sang trưởng thành, tất cả những tính năng cần thiết để doanh nghiệp vận hành ổn định đã sẵn sàng. Tuy vấn đề sẽ luôn xuất hiện ở bất cứ giai đoạn phát triển nào, song doanh nghiệp đã có một hệ thống vận hành một cách hoàn chỉnh. Vì vậy, giám đốc nhân sự sẽ biết được cần cung cấp các đầu vào như thế nào để có được kết quả như dự tính. Vì vậy ở giai đoạn này, không cần phải tuyển nhân sự có khả năng vận hành hệ thống đó.

Giai đoạn này sẽ cần tuyển chuyên gia. Với quy mô 500 nhân sự, một quản lý chắc chắn sẽ không thể quản lý hết tất cả các công việc. Do đó, cần tuyển thêm các chuyên gia. Họ không nhất thiết là giám đốc ở từng mảng mà ít nhất họ phải là những người có kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm dày dặn trong từng lĩnh vực mà họ phụ trách.

Vào giai đoạn này, hầu hết những ứng viên sẽ chủ động tìm đến doanh nghiệp của bạn, đặc biệt khi tổ chức của bạn uy tín. Vì vậy, hãy đảm bảo thương hiệu kinh doanh đồng bộ với thương hiệu tuyển dụng của doanh nghiệp.

quản trị nhân sự

Tin tức mới

Liên hệ

Công ty CP Đào tạo Quản lý Trực tuyến OMT
Người đại diện: Bà Đậu Thúy Hà
Chức vụ: Giám Đốc
Số giấy chứng nhận ĐKKD: 0104361240 ngày cấp:07/01/2010, nơi cấp: Sở KHĐT Hà Nội
VP tại Hà Nội: Tòa nhà 791 Building, số 27-31, ngõ 59 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội
VP tại HCM: Số 41-43, đường D1, Khu dân cư Him Lam, Phường Tân Hưng, Quận 7, TP. Hồ Chí Minh
Email: [email protected]

Đăng kí dùng thử

Quý trung tâm đăng ký dùng thử phần mềm quản lý CenterOnline

FaceBook FanPage